NÁM là gì ?
Nám da là một đề tài được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Vậy nguyên nhân gây nám da là gì ?
Theo các nghiên cứu khoa học, khoảng 20-70% người bị nám da có yếu tố di truyền. Bởi vậy, nếu trong gia đình có người bị nám da thì khả năng bạn bị nám sẽ cao hơn những người khác.
Nám da có thể xảy ra do sự thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể khi mang thai, rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là sau tuổi 30. Bên cạnh đó, trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, các hắc tố melanin tăng cao do sự suy giảm, rối loạn của nội tiết tố Estrogen và Progesterone cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có tác dụng phụ gây nám da, sạm da như: thuốc tránh thai, thuốc chữa loạn thần clopromazin và thuốc chữa dị ứng phenothiazin, các loại thuốc nhóm kháng sinh cyclin…
Một lý do khác gây ra nám da đó là sự lạm dụng các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng. Rất nhiều phụ nữ có thói quen sử dụng các loại mỹ phẩm, kem trộn được bán trôi nổi trên thị trường với nguồn gốc, xuất sứ không rõ ràng. Các sản phẩm này khi mới dùng sẽ thấy da mờ nám và trắng lên nhanh chóng. Nhưng đồng nghĩa với điều đó là da bị bào mòn và trở nên yếu ớt khi tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành nám da, đặc biệt ở vùng mặt.
Ngoài ra, khi liên tục gặp phải những áp lực và căng thẳng sẽ gây các vấn đề về nám da, mụn, lão hóa… Đặc biệt, khi stress gia tăng, chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu nước, uống bia rượu, thuốc lá, nghỉ ngơi sinh hoạt không hợp lý thì những mảng nám sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Dưới tác động của các tia UV trong ánh nắng mặt trời, làn da có khả năng bị nám và tối màu hơn. Không chỉ khiến nám da nặng hơn, tia UV còn gia tăng hình thành các vết nám mới và nếp nhăn trên da, khiến da thô ráp, mẫn cảm hơn.
Nám da khác với tàn nhang là xuất hiện các đốm, các mảng với mức độ đậm, nhạt khác nhau. Các vị trí nám thường xuất hiện là hai bên má, môi trên, cằm hoặc trán có màu hơi thâm vàng hoặc hơi nâu, tàn nhang thường có kích thước không nhất định và thường lơn hơn tàn nhang.
Dấu hiệu nám da xuất hiện thành từng mảng có thể được coi là biểu hiện để phân biệt nám da với các biểu hiện của tăng sắc tố da khác. Thông thường tàn nhang chỉ là những đốm nâu có kích thước nhỏ, phẳng thì nám da thường có mảng lớn, màu sắc đa dạng từ nâu nhạt đến nâu sậm và không có ranh giới rõ ràng. Chính sự phân định không đồng đều của các mảng nám da làm cho làn da của bạn kém đều màu và kém sức sống.
Hiện tại có 3 loại nám da phổ biến nhất đó là nám chân sâu, nám mảng và nám hỗn hợp.
Nám chân sâu
Nám chân sâu (nám đốm) là hiện tượng các hắc sắc tố melanin tích tụ ở phần hạ bì nhưng không phân bố đồng đều hình thành chân nám. Bên cạnh đó, còn có sự tác động của các yếu tố bên ngoài khiến chân nám ăn sâu và tiếp tục kích thích sản sinh hắc tố melamin. Với sự tương trợ của tế bào melanocyte, các melamin này nhanh chóng được đẩy lên trên lớp biểu bì và tạo thành các đốm đậm màu xuất hiện trên bề mặt da. Các triệu chứng nám chân sâu thường rất khó để điều trị dứt điểm nhưng rất dễ tái phát và có thể làm cho da sậm màu hơn.
Một số dấu hiệu nám chân sâu cần được “phát hiện” sớm, đó là:Vết thâm xuất hiện trên bề mặt da rải rác từng đốm da sẫm màu và thường tập trung thành từng cụm; Kích thước ban đầu của mảng nám thường lớn hơn đầu đũa và phát triển rộng ra; Nám chân sâu có màu đen sẫm, màu xám hoặc màu xanh xám; Vùng má, trán, cằm là những nơi thường hay bị nám chân sâu nhất. Chân nám ăn sâu dưới lớp hạ bì nên rất khó điều trị. Đối tượng dễ bị nám chân sâu nhất là phụ nữ sau tuổi 30 và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
Nám mảng
Cũng tương tự như hiện tượng nám chân sâu, thì nám mảng là do sự gia tăng quá mức của các hắc tố melanin ở lớp trung bì và thượng bì. Tuy nhiên, nám mảng thường dễ điều trị hơn nám chân sâu do chân nám nông. Nhưng nếu thường xuyên tiếp xúc với tia UV các đốm nám thường phát triển mạnh hơn, sậm màu hơn.
Một số dấu hiệu nhận biết nám mảng đó là: Vết nám có màu nâu vàng hoặc nâu đậm, màu sắc của chúng không đồng nhất, có thể đậm hay nhạt; Nám xuất hiện thành từng mảng rõ rệt, không có sự lẻ tẻ như tàn nhang; Nám thường xuất hiện trên những vùng da hở chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ánh nắng mặt trời như hai bên gò má, trán, mũi, cánh tay, ngực,…
Nám hỗn hợp
Là sự kết hợp của nám mảng và nám chân sâu nên khiến cho tình trạng da trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, chắc chắn việc điều trị loại nám này so với 2 loại kia sẽ phức tạp hơn nhiều. Cũng như 2 loại nám trên, thì nám hỗn hợp được hình thành do các tế bào melanocyte làm tăng sinh hắc sắc tố melanin trên da. Các hắc sắc tố này không ở lại lớp tế bào sừng mà rơi xuống trung bì tạo thành chân của nám. Các chân nám ăn sâu vào biểu bì, gây thâm da hình thành nên hiện tượng nám hỗn hợp.
Da bạn có đang gặp vấn đề về Nám ? Đừng quên inbox tình trạng da để Mineral Spa tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé
Các tin liên quan
Cắt mí mắt công nghệ PLASMA là giải pháp thẩm mỹ mắt được đánh giá là bước đột phá mới giúp khắc phục nhược điểm của mắt.
Lớp học bổ trợ kỹ năng : Personal Branding – Thương hiệu cá nhân là một trong những phần quan trọng của lộ trình học tại M.Brows.